Viêm xương khớp là bệnh diễn ra phổ biến ở Việt Nam. Triệu chứng điển hình viêm xương khớp là sưng, nóng, đỏ, đau tại các vùng khớp như khớp bàn chân, khớp vai, khớp cột sống,… khiến người bệnh đau đớn, đi lại và làm việc khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường nhật.
Viêm xương khớp là bệnh diễn ra phổ biến ở Việt Nam. Triệu chứng điển hình viêm xương khớp là sưng, nóng, đỏ, đau tại các vùng khớp như khớp bàn chân, khớp vai, khớp cột sống,… khiến người bệnh đau đớn, đi lại và làm việc khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường nhật...
động và cấu tạo, các khớp được chia thành 3 loại: khớp sợi, khớp sụn
và khớp hoạt dịch
của khớp hoạt dịch
- Đau khớp, ngay cả khi không di chuyển
- Sưng và cứng khớp
- Viêm tại chỗ hay xung quanh các khớp
- Khớp hạn chế cử động
- Đỏ vùng da quanh khớp
Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, thường xảy ra ở khớp bàn tay, cột sống, hông và đầu gối.
- Viêm xương khớp ảnh hưởng đến lớp đệm của sụn khớp, dẫn đến đau đớn và khó khăn trong di chuyển.
- Khi viêm nặng, sụn bị phá hủy dẫn đến xương bị ma sát, khớp bị biến dạng và xương di chuyển khỏi vị trí bình thường.
Nguyên nhân gây viêm xương khớp có thể do nhiều yếu tố như:
- Tuổi tác: viêm xương khớp có nguy cơ phát triển tăng theo tuổi.
- Giới tính (phụ nữ có khả năng mắc nhiều hơn nam, đặc biệt là sau 50)
- Béo phì: tăng áp lực nên các khớp.
- Di truyền, tiền sử gia đình có người bị viêm xương khớp.
Hình 1. So sánh Khớp bình thường và Viêm xương khớp
Hình 2. Viêm khớp dạng thấp
Là bệnh thường gặp trong nhóm các bệnh khớp mạn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm màng hoạt dịch, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn đến dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp tay, cổ tay, đầu gối,..
Là 1 bệnh tự miễn hệ thống: cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, kháng thể này trở thành yếu tố kích thích cơ thể sinh ra tự kháng thể chống lại chính nó, được gọi là yếu tố “dạng thấp”.
Bệnh gặp ở mọi nước, mọi dân tộc, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, thường gặp ở tuổi trung niên từ 35 – 55 tuổi.
Các triệu chứng toàn thân thường gặp như: mệt mỏi, sốt, sút cân, cứng khớp vào buổi sáng.
Khởi phát từ từ và ở những khớp nhỏ, tiến triển tới các khớp ở trung tâm và có tính chất đối xứng, thường có biến dạng khớp.
Trên phiếu chụp X quang có dấu hiệu loãng xương ở đầu xương cạnh khớp, dấu hiệu bào mòn khớp, hẹp khe khớp.
Là một bệnh lý thường gặp, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở tất cả các vùng địa lý.
Bệnh đặc trưng bởi sự thoái hóa của sụn và phì đại xương tại các diện khớp. Là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn, xương dưới sụn, dẫn đến nhuyễn hóa, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
- Tình trạng thoái hóa khớp không kèm theo các dấu hiệu toàn thân
- Đau giảm khi nghỉ ngơi, cứng khớp buổi sáng nhẹ, có các biểu hiện của viêm khớp
- Trên phiếu chụp X quang có dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai xương, đặc xương dưới sụn, các hốc nhỏ đầu xương.
- 80% thoái hóa khớp gối là nữ giới.
Phân loại thoái hóa khớp:
Thoái hóa tiên phát: xuất hiện chủ yếu ở các khớp ngón xa, sau đó là các khớp ngón gần, khớp bàn ngón và khớp ngón gần của ngón tay cái, khớp háng, khớp đầu gối, khớp bàn ngón chân cái, cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Nguyên nhân:
- Do tuổi (thường > 60 tuổi)
- Ngoài ra, còn có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hóa (mãn kinh, đái tháo đường…) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.
Thoái hóa thứ phát: xuất hiện ở bất kỳ khớp nào, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Là hậu quả của tổn thương khớp do những nguyên nhân tại khớp (viêm khớp dạng thấp,..) hay ngoài khớp, do chấn thương,...
Hình 3. Thoái hoá khớp
Là một tình trạng rất phổ biến, có thể chiếm tới 80% dân số. Phần lớn, khó có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh như nhiễm khuẩn, ung thư, bệnh lý viêm cột sống, các tình trạng không phải bệnh lý thấp khớp,….
Là bệnh viêm mạn tính ở cột sống và các khớp trung tâm, có xu hướng dính do xơ hóa và cốt hóa các dây chằng quanh khớp và bao khớp. Biểu hiện trên lâm sàng bằng đau và cứng dần cột sống. Khởi phát của bệnh ở tuổi thiếu niên hoặc đầu những năm 20 tuổi. Tỷ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ, triệu chứng nổi bật ở nam và tổn thương ở cột sống có xu hướng đi lên
Nguyên nhân do nhiều bệnh lý của khớp và ngoài khớp gây ra đau vùng cổ, vai và cánh tay như thoái hóa đốt sống cổ, viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm, khối u,…. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai, và một bên tay, kèm theo rối loạn cảm giác hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.
Là một bệnh rối loạn chuyển hóa do thay đổi bất thường lượng Urat trong cơ thể và đặc trưng đầu tiên của bệnh là những cơn viêm khớp cấp tái phát, thường ở một khớp và sau đó là tình trạng viêm khớp biến dạng mạn tính. Khoảng 90% bệnh nhân bị gout tiên phát là nam giới, thường trên 30 tuổi. Ở nữ giới, thường chỉ khởi phát sau tuổi tiền mãn kinh. Các tổn thương điển hình là các hạt tophi, xuất hiện ở các sụn khớp, tổ chức dưới da và quanh khớp, gân, xương, thận và các nơi khác.
Là viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây ra.
Là thể bệnh viêm khớp không đặc hiệu thường gặp, biểu hiện bởi tình trạng sưng đau một hay hai khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.
Là tình trạng viêm khớp thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác của cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa, ruột hoặc ở bộ phận sinh dục. Bệnh có thể gây tổn thương ở một số cơ quan khác như: kết mạc, niệu đạo, đại tràng hoặc cầu thận… Biểu hiện viêm có thể từ một đến vài khớp, thường gặp các khớp lớn ở hai chi dưới, cột sống, khớp cùng chậu,… Đây là hậu quả của quá trình đáp ứng miễn dịch quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm trùng.
Là một bệnh giống viêm khớp dạng thấp khởi phát trước tuổi 17. Biểu hiện lâm sàng ở nhiều thể khác nhau như thể ít khớp, thể đa khớp, thể hệ thống,… trong đó thể đa khớp chiếm tỷ lệ lớn
Là một hội chứng rất phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng lao động, sinh hoạt. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 30 – 60, nam nhiều hơn nữ. Đau dây thần kinh tọa là chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I, có đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh tọa (từ thắt lưng xuống mông, dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, xiên ra ngón cái hoặc ngón út)
Là tình trạng đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường của chúng, thường xảy ra ở vùng cổ và thắt lưng. Nguyên nhân do sự thoái hóa liên quan đến cấu trúc của đĩa đệm – giúp liên kết và duy trì sự dẻo dai của các đốt sống.